![]() |
|
![]() |
Google Plus |
![]() |
- Đang truy cập : 1
- Ngày hôm qua : 122
- Hôm nay : 21

Tú Xương và giai thoại về Phủ Xuân Trường làng Ngọc Cục (Ngọc Tiên)
Viết bởi Xuân Hồng vào lúc 21:09:27 12/09/2014
Thi sĩ tự Mặc Trai, hiệu Vị Thành và Mộng Tích, tên thật Trần Duy Uyên, thi hỏng đổi tên Cao Xương rồi Tế Xương. Đỗ Tú tài năm 1894 nên gọi là Tú Xương.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 10-8-1870 (Canh Ngọ) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Từ trẻ đã học giỏi, nhưng thi 8 khoa đều hỏng.
Tú Xương cưới vợ rất sớm, bà là Phạm Thị Mẫn, con gái nhà dòng đảm đang nuôi chồng. Đông con, nhà nghèo, sống giữa chế độ thực dân nửa phong kiến với nền nho học suy tàn, vũ khí của ông là ngòi bút châm biếm thói đời buổi giao thời. Ông còn làm thơ tỏ lòng yêu mến các nhà yêu nước chống Pháp và ca ngợi cảnh đẹp quê hương.
Ông mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện vì bị nhiễm lạnh trên đường về quê.
Tú Xương để lại khoảng 150 tác phẩm với các thể loại thi phú, câu đối..., ngoài ra, ông còn dịch một số thơ Ðường.
Trong đời của ông cũng nhiều nỗi éo le và nhiều giai thoại. Trong đó bài thơ "Bỡn tri phủ Xuân Trường" là một câu chuyện về nhân tình thế thái! Chuyện kể rằng Tú Xương có người bạn nhậm chức tri phủ Xuân Trường, sau nhiều lần mời nhà thơ về phủ đường đóng tại làng Ngọc Cục, Tú Xương đều từ trối, vì nể bạn quá nhiều lần mời nên một lần nọ ông nhận lời. Quãng đường từ thành phố Nam Định về phủ Xuân Trường mất gần ba chục cây số, ông đi lối Cổ Lễ tới bến đò Cựa Gà làng Ngọc Cục nơi đóng đô Phủ Xuân Trường. Vừa lên tới bến đò ông đã nhận thấy ở làng Ngọc Cục này là một ngôi làng trù phú và thơ mộng. Cũng từ đây ông cũng nghe được nhiều cánh lái buôn đi qua bến đò cựa Gà và dân tình than vãn về vị phụ mẫu của dân ăn đút lót hối lộ nhiều, sau đó nhà thơ có đi qua phủ Xuân Trường nhưng không cho bạn biết mà ra phố Ngọc Cục chọn một quán hàng nhâm nhi chén rượu nhạt và hỏi thăm về ông quan bạn tri Phủ Xuân Trường, thoảng hơi men ông mượn bà chủ quán caid nghiên mực cùng tờ giấy ông viết lên vài lời nhắn nhủ gửi lại bạn mình. Sau đó bài thơ đã nổi tiếng khắp vùng, cũng là một bài thơ trào phúng được đánh giá là một trong sáu bài thơ hay nhất trong những bài thơ của ông;
"Tri phủ Xuân Trường được mấy niên?
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên
Chữ phê chữ chiểu ông không biết
Ông chỉ biết phê một chữ tiền!?"
Các bài trong cùng chuyên mục :
- Chương trình nghệ thuật Xuân Quê Hương 2015
- Hội thi thổi cơm và làm cỗ chay làng Ngọc Tiên
- Hội thi thổi cơm và làm cỗ chay làng Ngọc Tiên
- Tú Xương và giai thoại về Phủ Xuân Trường làng Ngọc Cục (Ngọc Tiên)
- Về Ngọc Tiên xem trai làng trổ tài nghĩa lính
- Về Ngọc Tiên xem đánh lửa, gánh bếp thổi cơm thi
- Thổi cơm thi – Nét văn hóa dân gian trong lễ hội
- Đ/c Nguyễn Hoàng Thuyết
- Giai thoại làng Ngọc Tiên - P1
- Giai Thoại danh nhân và làng Ngọc Tiên
- Tú Xương và giai thoại về Phủ Xuân Trường làng Ngọc Cục (Ngọc Tiên)
- Giai Thoại danh nhân và làng Ngọc Tiên
- Về Ngọc Tiên xem trai làng trổ tài nghĩa lính
- Thổi cơm thi – Nét văn hóa dân gian trong lễ hội
- Giai thoại làng Ngọc Tiên - P1
- Đ/c Nguyễn Hoàng Thuyết
- Về Ngọc Tiên xem đánh lửa, gánh bếp thổi cơm thi
- Chương trình nghệ thuật Xuân Quê Hương 2015
- Hội thi thổi cơm và làm cỗ chay làng Ngọc Tiên
- Hội thi thổi cơm và làm cỗ chay làng Ngọc Tiên